QTKD_K19_HP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

van de "di tat don dau"

Go down

van de "di tat don dau" Empty van de "di tat don dau"

Bài gửi  pthai Thu Jun 18, 2009 9:15 pm

Trong văn hoá không nên "đi tắt, đón đầu"
Lao Động số 52 Ngày 10/03/2009 Cập nhật: 10:18 PM, 09/03/2009


<table class="atc_imgWrap" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"><tr><td>
</td></tr><tr><td>Người Việt vẫn mang nặng tâm lý mua sắm theo đám đông. Ảnh: Lương Kết.</td></tr></table>(LĐ) - Do hoàn cảnh, người Việt ít có cơ hội trở thành người tiêu dùng thông thái. Mặt khác, bối cảnh thế giới hội nhập gấp gáp hiện nay đang làm cho một bộ phận dân chúng - nhất là lớp trẻ - du nhập văn hoá nước ngoài một cách không chọn lọc, nên đua đòi, tiêu dùng vô tội vạ dẫn tới nhiều hệ lụy...
Nhà văn hoá - TS Trịnh Hoà Bình đã có cuộc trao đổi với Lao Động về các vấn đề này...

Thưa ông, trong tiêu dùng, người Việt ta vốn nổi tiếng "ăn chắc, mặc bền". Thế nhưng, mặt khác người Việt lại được đánh giá là trọng danh hơn trọng lợi, khác với nền văn hoá phương Tây trọng lợi - lấy lợi ích kinh tế thiết thực làm đầu. Phải chăng, hai cung cách ứng xử này đều có cơ sở?

- Trong nét văn hoá tiêu dùng của người Việt, thì cách thức tiêu dùng của mỗi miền có khác nhau. Điều này có cơ sở xã hội, cơ sở địa văn hoá, lịch sử...

Miền Nam có thiên nhiên ưu đãi, thu hái dễ dàng, phóng khoáng về không gian, không chịu áp lực về quy mô dân số..., có thể vì thế mà người miền Nam ít tằn tiện hơn. Cộng thêm sau này khi văn hoá phương Tây vào theo một kênh riêng, dẫn đến có thể có một sự "đi tắt" trong văn hoá tiêu dùng theo xu hướng của phương Tây là thoải mái, dễ dàng.

Trong khi việc làm ăn của người miền Bắc chịu ảnh hưởng văn hoá Khổng giáo sâu sắc hơn, rộng hơn nữa là thế ứng xử của người Đông Á, vật lộn với khó khăn nên dẫn đến tiết kiệm hơn, chắt chiu hơn và tinh tế hơn, thường nhìn xa hơn...

Từ văn minh lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, chúng ta lại chuyển sang mấy chục năm giáo dục đạo đức mới cho việc xây dựng mô hình XHCN kiểu cũ, kinh tế tập trung quan liêu bao cấp: Một người bán, nhưng rất nhiều người mua, hàng hoá không dư thừa, chất lượng thường có vấn đề và không được cởi mở về mặt thông tin.

Một vệt giá trị vận hành trong suốt một thời gian dài như vậy, dẫn đến người tiêu dùng (NTD) thời gian này không có cơ hội trở thành "NTD thông minh". Chúng ta sống lâu năm trong một cơ chế trông nhiều vào may rủi, kinh tế tiểu nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thông tin độc đạo... thành ra người ta tham gia vào tiêu dùng vừa ẩn nhẫn, vừa phập phồng chờ cơ may.

Trong một bức tranh chung như thế thì người Việt ta tham gia vào tiêu dùng hay có kiểu nước đôi, "mưa đến đâu, mát đến đó", thà có còn hơn không, thế là cứ thấy là mua, mua để tích trữ.

Hiện một bộ phận người Việt, nhất là lớp trẻ, những người giàu lên nhanh chóng có lối mua sắm tràn lan, thừa thãi, sính đồ hiệu, đồ ngoại... rất lãng phí và nhiều khi kệch cỡm. Tiếc là xu hướng này xem ra đang có đất phát triển?

- Có những nhóm người bị "đứt gãy" với truyền thống, nhóm người này không sống trong thời bao cấp, lại du nhập văn hoá của nước ngoài một cách không chọn lọc nên tiêu dùng theo kiểu xênh xang, lãng phí. Chẳng hạn trong chuyện ăn uống, nhiều người Việt có xu hướng mời ăn "thả phanh" - để lại thức ăn thừa mới là lịch sự; trong khi người Châu Âu - nơi văn minh, giàu có hơn, thì lại có xu hướng ăn uống tiết kiệm hơn, lấy đến đâu ăn hết đến đó.

Trong mua sắm, người Việt thường thích hình thức. Điều này cũng có căn nguyên của nó. Xét đến cũng vẫn là mang đậm tư tưởng "tiểu nông". Một nhóm người tiêu dùng (thường là giới trẻ) có xu hướng chạy theo hàng hiệu với cách phô trương, không hiệu quả. Thậm chí còn có hiện tượng "dán nhãn", cứ tưởng mình sử dụng đồ hiệu thì mình sẽ là người sành điệu (!); nhiều người còn sử dụng cả hàng nhái để loè thiên hạ. Đó là xu hướng muốn "đi tắt, đón đầu", thể hiện sự "láu cá", tuy nhiên, theo tôi, trong lĩnh vực văn hoá không nên thực hiện cung cách này.

Chúng ta có thể học hỏi điều gì từ văn hoá tiêu dùng của các quốc gia khác, thưa ông?

- Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi nhiều điều. Chẳng hạn, người Nhật chủ trương sản xuất hàng hoá thật tốt để dành cho chính người dân Nhật được sử dụng trước tiên. Người Đức luôn kiêu hãnh về mặt giàu có, nhưng họ cũng luôn tiết kiệm trong tiêu dùng. Người Mỹ thực dụng, nhưng theo chiều hướng tốt...

Người VN chúng ta tốt nhất phải là một người VN giản dị, tiêu dùng hợp lý và hài hoà. Đất nước chúng ta không được thiên nhiên ưu đãi quá nhiều. Người VN hãy tích cực tiêu dùng và cổ vũ cho hàng hoá sản xuất trong nước.




pthai
Thành viên sơ cấp

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 12/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết